Mục Lục Bài Viết
I. Đôi nét về cây mật gấu, hình dáng cây mật gấu
Thời gian gần đây cây mật gấu đã được khoa học chứng minh với rất nhiều công dụng khác nhau đồng thời cũng được nhiều người tìm kiếm thông tin trên mạng bởi khả năng chữa các bệnh mãn tính như xương khớp, đái tháo đường. Đồng thời tác hại của cây mật gấu cũng là rất hạn chế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại thảo dược đa chức năng được mọi người mách bảo này nhé.
Giới thiệu chung về cây mật gấu, lá mật gấu, cây mật gấu có tác dụng gì? Có bao nhiêu loại cây mật gấu?
Sở dĩ loại cây này được gọi là cây mật gấu vì nước của cây khi đun nấu ra có màu vàng như mật gấu và vị khi uống rất đắng lúc ban đầu, sau thì dịu bớt và để lại vị ngọt cuối cùng ở cuống họng.
Cây mật gấu còn có tên khoa học là Isodon lophanthoides, hoặc tên gọi khác tiếng Việt của cây mật gấu miền Bắc là cây Hoàng Liên Ô Rô hay là cây Mã Hồ. Cây mật gấu miền Nam khi uống có vị rất đắng nên còn được dân gian quen gọi là cây Lá Đắng.

Cây mật gấu thường mọc hoang ở những vùng núi cao như Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu,… Ngày nay nó đã trở thành một loại thảo dược quý được các bác sĩ Đông Y công nhận. Loại cây này đã được sử dụng từ rất lâu trong ngành y học của một số nước ở Châu Phi. Thời gian gần đây nó đã được phát triển rộng rãi sang các nước Đông Nam Á.
Toàn bộ phần thân cũng như lá của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Có hai loại cây mật gấu đã được biết là cây mật gấu miền nam và cây mật gấu miền bắc. Và tất nhiên, công dụng của cây mật gấu thuộc hai loại này lại rất khác nhau.

Về độc tính, tác hại của cây mật gấu đã được giới khoa học làm một cuộc thí nghiệm kéo dài 6 tuần trên động vật. Chúng đều là những động vật hoàn toàn khỏe mạnh và được cho uống nước từ lá cây mật gấu. Kết quả thu được là hai nhóm có uống và không uống đều không nhận thấy bất kì sự khác nhau nào. Từ gan, tim, thận, sinh thiết các mô, trọng lượng cơ thể cũng như thể tích hồng cầu, bạch cầu đều hoàn toàn bình thường. Điều này kết luận về tác hại của cây mật gấu là không có.
Nhìn chung dù là thuộc cây mật gấu miền nam hay miền bắc thì đều mang những công dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể hỗ trợ điều trị các loại bệnh mãn tính như đái tháo đường, các bệnh về huyết áp,…Chúng ta có thể sử dụng toàn bộ bộ phận của cây như thân, rễ, cành, lá tùy vào công dụng khác nhau.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về đặc điểm bên ngoài của hai loại cũng như cây mật gấu có tác dụng gì với cơ thể nhé.
Cây mật nhân là gì? Hình ảnh cây mật nhân? Công dụng của cây mật nhân?
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn cây mật nhân với các loại cây mật gấu. Tuy đây cũng là một loại thảo dược quý và rất tốt cho sức khỏe nhưng so nó với tác dụng của cây mật gấu thì nó lại hỗ trợ điều trị những loại bệnh khác.
Trong dân gian thường gọi cây mật nhân với cái tên tương tự tác dụng của nó là cây bách bệnh, hay cây bá bệnh. Đây là loại cây cao từ hai đến tám mét. Thân cây mọc thẳng và có những lông nhỏ trắng, mịn tương tự như cây mật gấu. Hoa cũng mọc trên đỉnh như hoa mật nhân có màu đỏ thẫm khi chín.

Cây mật nhân cũng có tính mát nhưng có tác dụng khác hoàn toàn so với tác dụng của cây mật gấu. Nó chủ yếu hỗ trợ điều trị các bệnh về sinh lí như kích thích nội tiết tố nam (testosterone) tạo ra một cách tự nhiên, từ đó có thể giúp chữa được chứng vô sinh do tinh trùng ít, loãng ở nam giới.
Còn ở phụ nữ có thể chữa được các chứng thống kinh (đau bụng, tức ngực, nhức lưng,… khi hành kinh) do khí huyết không tiêu. Đồng thời cũng hỗ trợ điều trị các chứng đau lưng, mỏi gối. Giải rượu cũng rất hiệu quả. Rễ, thân và lá của cây mật nhân đều có thể sử dụng như một vị thuốc để nấu nước, ngâm rượu dùng.
II. Cây mật gấu miền Nam, lá cây mật gấu có tác dụng gì?
Sở dĩ quen gọi nó là cây mật gấu miền Nam vì đây là loại cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ. Tên dân gian là cây Lá Đắng hay cây Kim Thất Tai.
Đây là loại cây thuộc dạng cây thân bụi, có chiều cao khoảng hai đến ba mét, đường kính cây tầm ba centimet. Khi còn non trên thân cây sẽ phủ một lớp lông trắng và mịn, đến già thì lớp lông này dường như rụng đi mất. Lá có cuống dài và to, bầu hình trái xoan, mép lá có viền răng cưa nhỏ.

Cây mật gấu có các chất như alkaloids, saponin, tannin, glycoside tạo nên vị đắng cho lá cây. Bên cạnh đó, nó cũng có các hợp chất khác nhau với nhiều tác dụng hữu ích như kháng ung thư nhờ các chất terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone,… Ngoài ra trong cây còn có chứa các loại hợp chất, vitamin, axit amin có lợi cho sức khỏe như Mg, vitamin A, B, E, axit amin Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine,…
Cây mật gấu miền Nam là một dạng cây thân thảo, nhỏ với rễ, thân, lá đều có thể sử dụng được và qua kiểm nghiệm vẫn chưa phát hiện thấy có độc tính, tác hại của cây mật gấu. Phần lá của cây được sử dụng nhiều nhất vì tính tiện lợi. Vị của lá khi đun lên uống rất đắng, tuy nhiên cuối cùng sẽ có vị dịu ngọt.
Cách sử dụng lá mật gấu, lá cây mật gấu trị bệnh gì? Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?
Cây mật gấu với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các loại bệnh như do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm các loại giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) hay vi khuẩn.
Lá đắng có thể sử dụng với dạng nấu canh rau hay nấu thuốc đều chứa các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Nhiều người còn sử dụng nó với công dụng chữa bệnh biếng ăn.

1. Tác dụng của lá cây mật gấu trị bệnh đái tháo đường, công dụng lá mật gấu trong trị các bệnh táo bón, đầy hơi
Trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường thì phần lá cây trở thành nguyên liệu chính. Lá cây mật gấu miền Nam theo Y học cổ truyền thì nó có vị tương đối chát, tính hàn, mát rất thích hợp để hỗ trợ chữa bệnh này.
Cách sử dụng: Vì cây có độc tính rất ít, thậm chí có thể nói là không có nên người bệnh có thể lấy lá để nấu nước uống hằng ngày thay cho nước tinh khiết thông thường. Tuy nhiên, nên lưu ý sử dụng hết trong ngày, không dùng lại nước đã để qua đêm.
Nhưng vì tính hàn, mát của lá mật gấu miền Nam này nên chúng ta không nên nấu lá với một lượng quá nhiều, quá đặc. Chỉ nên đun nước uống với một lượng nhỏ, vừa đủ. Điều này cũng làm giảm bớt vị đắng ban đầu của lá.

Như đã nói ở trên, tính hàn, mát của lá mật gấu miền Nam (cây lá đắng) giúp điều trị trong các bệnh như đầy hơi, khó tiêu, kiết lị, buồn nôn, giúp thải độc cơ thể rất tốt.
Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng “Vậy liệu uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?” thì câu trả lời sẽ là có. Vì độc tính của lá vẫn chưa phát hiện sau nhiều cuộc kiểm nghiệm và khả năng phòng ngừa các loại bệnh cũng như tính mát của lá rất thích hợp để có thể sử dụng hằng ngày như một loại nước uống tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nên sử dụng với liều lượng thấp và tuyệt đối không được ngưng đột ngột các loại thuốc điều trị bệnh do bác sĩ kê đơn.
2. Công dụng lá mật gấu trong điều trị mụn, cây mật gấu ngâm rượu có tốt không?
Trong cây mật gấu (lá đắng) có chứa hàm lượng các chất Antioxidant vì thế mà nó có khả năng chống oxy hóa của cây khá cao giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhằm chống lại các bệnh tật và các tế bào xấu.
Khả năng chống oxy hóa còn là một yếu tố quan trọng trong sự giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da, giảm thiểu việc hình thành các nếp nhăn ở các chị em phụ nữ. Sử dụng với mức độ vừa đủ không những giúp tăng cường sức sống cho làn da mà tính hàn có trong lá cây mật gấu còn giúp giải độc gan, tiêu viêm cho cơ thể, hỗ trợ điều trị mụn tương đối hiệu quả.

Chúng ta có thể sử dụng rễ cây mật gấu ngâm với rượu để rửa mặt tẩy tế bào chết trên da. Giúp da sáng mịn hơn. Vậy cây mật gấu ngâm rượu có tốt không và ngâm rượu với mục đích gì. Dùng cây mật gấu ngâm với rượu trắng từ khoảng mười đến hai mươi ngày sau đó dùng để bôi lên những vết mụn bọc, mụn mọc lâu ngày hay tàng nhang,…
Uống nước nấu từ lá mật gấu giúp chúng ta có thể tăng cảm giác ăn ngon miệng, thải độc cho cơ thể, tạo nên giấc ngủ ngon và sâu hơn.
III. Cây mật gấu miền bắc, hình dáng cây mật gấu, tác dụng của lá cây mật gấu miền Bắc
Thuật ngữ “miền Bắc” được thêm vào để chỉ vùng miền mà loại cây này mọc, để phân biệt với cây mật gấu miền Nam mà mọi người thường nhầm lẫn. Tên gọi khác của nó là cây Hoàng Liên Ô Rô.
So với cây mật gấu thân bụi từ miền Nam thì cây mật gấu miền Bắc là một dòng cây thân gỗ, có chiều cao từ bốn đến hơn sáu mét. Lá lớn, khá dài, mọc so le và không có cuống, viền lá có các đường răng cưa nhỏ. Cây khi lớn vừa đủ có hoa mọc thành cụm, màu vàng tươi. Quả của cây mật gấu miền Bắc có hình cầu, màu xanh tươi và rất mọng.

Ở cây mật gấu miền Nam (cây lá đắng) thì nguyên liệu chính được sử dụng làm thuốc là phần lá còn ở cây mật gấu miền Bắc thì được sử dụng chính là phần thân và rễ. Khi dùng để ngâm rượu hay nấu nước uống cũng có màu vàng sẫm và vị rất đắng như mật gấu.
Vào trước năm 1967, đây là loại thảo dược rất hiếm ở Việt Nam, chúng ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc sang. Sau năm 1967, các cơ quan y tế tỉnh Lào Cai phối hợp cùng trường Đại học Y dược Hà Nội đã tìm ra giống cây mật gấu miền Bắc này ở một vùng núi hẻo lánh của tỉnh Lào Cai. Từ đó các cuộc điều tra, thí nghiệm về giống thảo dược này đươc tiến hành và đã phát hiện nó nhiều hơn ở các vùng núi khác thuộc các tỉnh miền Bắc.
Tuy nhiên, hiện nay do khai thác quá mức vì khả năng chữa được rất nhiều bệnh của nó đã khiến cây mật gấu miền Bắc dần rơi vào tình trạng dường như tuyệt chủng dù đã được nhân giống, trồng công nghiệp chứ không chỉ mọc hoang nữa. Điều này gây ảnh hưởng lớn cho ngành Y học cổ truyền của nước nhà và cần có nhiều hơn những phương pháp đưa ra kịp thời cũng như ý thức của người dân.
Lá cây mật gấu có tác dụng gì, công dụng của cây mật gấu?
Công dụng của cây mật gấu miền Bắc được thể hiện rõ và rất tốt cho gan, xương khớp cũng như hệ tiêu hóa của cơ thể. Trong thành phần hóa học của cây có chứa một loại hợp chất là becberin – một loại hợp chất rất tốt cho đương tiêu hóa.

Vì đây là một loại cây thân gỗ có tuổi đời lớn và phát triển quanh năm nên chúng ta có thể thu hoạch khi thấy vừa đủ tuổi dùng. Và độ tuổi được khuyên dùng là khi cây được khoảng từ năm năm tuổi trở lên. Người dân thường dùng những cây thẳng, ít đâm cành, bỏ sạch lá và phơi khô dùng dần. Có thể sử dụng để nấu nước hoặc ngâm rượu đều cực kì tốt, nhiều công dụng, thậm chí còn hỗ trợ rất hiệu quả trong điều trị các loại mụn.
1. Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Tác dụng của cây mật gấu? Tác dụng của lá cây mật gấu trong trị bệnh?
Đối với cây mật gấu miền Bắc (cây Hoàng Liên Ô Rô) thì chủ yếu được sử dụng để ngâm rượu. Hầu như những vị khách quý khi ghé thăm nhà người dân ở những vùng núi cao đều sẽ được chủ nhà thiết đãi một cốc rượu ngâm từ cây mật gấu.
Thân cây sau khi được đốn và làm sạch, phơi khô sẽ chẻ nhỏ ra cỡ bằng ngón tay và được ủ để ngâm rượu. Thường sẽ cho thêm vào một ít rượu trắng để pha loãng ra. Rượu cây mật gấu được ngâm trong khoảng một tháng thì có thể sử dụng được. Nước từ rượu ngâm cây này sẽ có màu vàng óng, mùi thơm nhẹ và vị đắng nhưng thanh, dễ uống.
Vậy cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Đây được xem là một loại rượu thuốc hữu hiệu trong việc giúp chống các bệnh về xương khớp, hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, tê thấp ở người lớn tuổi. Đồng thời uống với mức độ vừa phải còn giúp ăn ngon miệng, giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giải độc cho gan và cơ thể.

Nhìn chung tác dụng của cây mật gấu miền Bắc là rất tốt trong việc điều trị các bệnh đường ruột, đau dạ dày, nhức mỏi xương khớp, tê cứng sụn khớp gối, hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh tiểu đường. Đồng thời còn giúp giải độc gan, trị các chứng thiếu máu lên não gây hoa mắt chóng mặt, ù tai,…
Ngoài việc ngâm rượu ra thì chúng ta có thể dùng thân hoặc rễ cây mật gấu này để nấu nước uống hằng ngày cũng có tác dụng tương tự nhưng với liều lượng nhỏ hơn. Không nên dùng quá đậm đặc, đồng thời uống quá đặc thì vị đắng của cây sẽ tăng lên rất khó uống.
2. Lá mật gấu giảm cân, tác dụng của lá cây mật gấu miền Bắc? Cây mật gấu trị mụn, cây mật gấu chữa bệnh gì?
Ngoài thân và rễ thì lá cây mật gấu miền Bắc cũng có thể sử dụng để nấu nước hay pha trà dùng hằng nagyf trong nhà với tác dụng tương tự.
Tuy nhiên còn một vài công dụng rất thú vị nữa của cây Hoàng Liên Ô Rô này là giúp trị các loại mụn. Cây mật gấu có tính hàn, mát, giúp giải độc cho cơ thể, lợi tiểu. Rễ cây còn có tác dụng kháng viêm, tiêu nhọt, giảm sưng tấy cho các vết thương nên thường được dùng để khử trung cho vết thương khi bị côn trùng đốt hoặc giảm mẩn ngứa rất hiệu quả.
Chúng ta sử dụng cây mật gấu trong trị mụn cũng dùng như cách thức ngâm rượu nhưng chỉ trong khoảng mười ngày, vì nếu quá lâu độ rượu cao sẽ không tốt cho da khi sử dụng trông thời gian dài. Sử dụng rượu để thoa lên mặt, sau một thời gian sử dụng tầm hai tuần da sẽ bắt đầu có hiện tưởng bong tróc ra từng mảng trắng, nhỏ li ti. Sau đó sẽ bắt đầu phục hồi và tái tạo da mới khỏe mạnh hơn.

Vì khả năng giải độc gan tốt, giúp cơ thể loại bỏ những chất cặn bả, nếu kết hợp với chế độ ăn kiêng cũng như tập thể dục thể thao hợp lí thì đây chắc chắn là một loại thuốc hỗ trợ rất tốt cho những người bị bệnh béo phì. Cả hai cây mật gấu miền Bắc và miền Nam đều có công dụng này. Chúng ta có thể dùng lá và thân cây để nấu nước uống sử dụng hằng ngày.
Ngày cập nhật bài viết: 19/08/2020
Leave a Reply