Mục Lục Bài Viết
Giới thiệu plugin Yoast Seo
Khi nhắc đến viết bài chuẩn Seo trên wordpress, chắc hẳn không ai là không biết đến plugin Yoast Seo. Plugin hỗ trợ Seo on Page cực tốt, mình dùng plugin này thời gian cũng khá lâu rồi, thấy plugin này được update phiên bản mới liên tục. Plugin quá mạnh, gần như khó tìm được đối thủ cạnh tranh, nên mỗi khi ai cài wordpress xong là tìm đến plugin này để cài mà không phải phân vân quá nhiều trong việc lựa chọn plugin.
Việc cài đặt plugin Yoats Seo cũng hoàn toàn giống như cài đặt những plugin khác. Nếu bạn là người mới chưa cài plugin lần nào thì có thể xem qua bài viết hướng dẫn cài plugin cho wordpress, mình chỉ có một vài lưu ý nhỏ trong quá trình cài đặt, có thể điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng hơn trong việc cài đặt.
Những bước ban đầu cài Yoast Seo
Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ thấy Yoat Seo có 2 thông báo như hình phía dưới:
Ở dòng thông báo đầu tiên, thì cũng không có gì quan trọng. Bạn chỉ cần click vào và cứ next khoảng 8-9 lần là được. Bước thứ 2, bạn cần kết nối với google search console, ở bước này bạn cần tạo trước tài khoản google webmastertool và đăng nhập vào tài khoản google webmastertool để tiến hành lấy mã xác nhận. (Xem thêm hướng dẫn tạo tài khoản google webmastertool)
Bạn cần nhấn vào Get Google Authorization Code như hình phía dưới
Sau bước này, trình duyệt sẽ yêu cầu bạn đăng nhập vào tài khoản quản trị google search console, khi đã đăng nhập đúng tài khoản quản trị của website này, bạn sẽ thấy được một đoạn code như hình phía dưới. Việc tiếp theo bạn cũng biết rồi, là coppy đoạn code dán vào khung “Enter your Google….” và nhấn Authenticate là xong.
Kích hoạt Yoast Seo
Mình cũng không hiểu vì sao mặc định Yoast Seo khi mới cài đặt chỉ có phần Dashboard và Search Console, mình thấy nhiều bạn cũng đăng diễn đàn hỏi về vấn đề này. Nhưng nếu bạn xem qua bài viết này thì không cần tìm trên diễn đàn nữa, vì chỉ cần nhấn Restore default Settings như hình phía dưới là mọi thứ đều ổn.
Bạn có thể thấy như hình phía dưới, những tính năng của yoast seo đã được hiển thị đầy đủ, title & Metas, Social, XML Sitemaps,…
Tối ưu thẻ Titles & Metas
Trong tab Title & Metas, bạn tìm đến mục homepage. Cả mục Title template và Meta description template bạn nên đặt có chứa từ khóa, mà nội dung chính website mình đang nói tới. Điền xong bạn nhấn save changes để lưu lại thay đổi.
Remove catagory trong đường dẫn
Bước tiếp theo mình muốn đề cập, là hướng dẫn bạn xóa chữ catagory trong đường dẫn. Hầu như 100 người thì cả một 100 là chẳng ai thích có chữ catagory này ở trong đường dẫn. Cho nên bạn cứ vô tư mà click rồi chuyển qua bước tiếp theo mà không cần suy nghĩ.
Kiểm tra sitemaps
Bước này kiểm tra xem sitemaps của bạn có bị lỗi gì không, bạn có thể nhấn vào tab XML Sitemaps để xem sitemaps hoặc cũng có thể gõ theo đường link: https://domain.com/sitemap_index.xml (thay domain.com bằng tên domain của bạn). Nếu không có lỗi gì, bạn sẽ thấy nó hiển thị như hình phía dưới:
Ngoài ra có tab social, bạn có thể truy cập và thêm đường dẫn fanpage, google plus, username twitte,…Sau khi xong mọi việc bạn đừng quên khai báo sơ đồ trang web với google, và thêm sơ đồ trang web vào file robots.txt. Bạn có thể xem bài viết về cài google webmastertool để hiểu rõ hơn việc thêm sitemap.
Kết luận:
Với những cài đặt phía trên, mình nghĩ cũng đã khá ổn rồi. Sau này bạn cần tùy biến thêm gì khác cho phù hợp với website của mình thì có thể quay lại để thêm những tuy biến hoặc sửa đổi cho phù hợp.
Ngày cập nhật bài viết: 08/06/2017
Leave a Reply