Ở bài viết trước, mình đã hướng dẫn các bạn đăng ký và cài đặt google analytic để đánh giá, đo lường hiệu quả của một website, cho biết có bao nhiêu người truy cập vào website theo từng ngày, số lượng người đang online trên web của bạn là bao nhiêu,… Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài thêm một công cụ hỗ trợ mà google cung cấp cho ta là: google webmastertool, bạn có thể đăng ký mới tài khoản google webmastertool tại: https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi
Đầu tiên sau khi truy cập đường dẫn trên bạn điền địa chỉ website của mình vào mục trang web sau đó nhấn thêm trang web. Lưu ý: có phân biệt http và https. Nếu bạn chưa cài https cho website thì có thể tham khảo bài biết hướng dẫn cài https cho website
Có nhiều cách để xác minh với google analytic, bạn có thể chọn cách nào cũng được, nó đều giống nhau và cho cũng một kết quả. Mình sẽ giới thiệu với bạn những cách nhanh chóng và dễ dàng nhất:
Mục Lục Bài Viết
1. Xác minh với google analytic (khuyên dùng)
Nếu bạn chưa tạo tài khoản gooogle analytic thì có thể xem hướng dẫn cài đặt google analytic, công cụ này có thể nói là bắt buộc phải có với webmaster. Để xác minh, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản google analytic đã tạo ở bài viết trước (Lưu ý: phải đăng nhập đúng tài khoản quản trị trang web đang muốn xác minh. Ví dụ bạn đang muốn xác minh trang web A với google webmastertool thì phải đăng nhập vào tài khoản google analytic của website A). Bạn chọn google analytic và nhấn xác minh.
Sau khi nhấn xác minh bạn sẽ thấy googgle thông báo như hình phía dưới thì có nghĩa là bạn đã xác minh thành công. Như vậy bạn có thể thấy việc xác minh với google webmastertool chỉ tốn 1 cú click chuột.
2. Xác minh bằng cách tải tệp html lên host
Nếu bạn đã làm cách một thành công thì không cần quan tâm đến cách này. Ở cách này bạn hãy tải tệp html mà google cung cấp cho bạn về máy tính, sau đó đăng nhập vào Cpanel và upload file lên nằm cùng thư mục với file wp-config. Nhìn nó sẽ như hình minh họa phía dưới. Sau khi thành công bạn quay lại google webmastertool và nhấn xác minh.
Với 2 cách xác minh google webmastertool, đơn giản ở trên mình nghĩ ai cũng đã có thể làm được. Tiếp theo bạn cần cấu hình một vài thứ cơ bản cho google webmastertool. Mình sẽ bắt đầu luôn!
3. Cấu hình cơ bản cho google webmastertool
Trước khi làm bước này, bạn nên cài trước plugin Yoast Seo. Trong Seri bài hướng dẫn của mình có hướng dẫn cài Yoast Seo những lưu ý cần thiết, cũng như cấu hình một số điểm quan trọng. Bạn có thể quay lại Seri bài viết để tìm.
Mình sẽ cấu hình từ trên xuống dưới để mọi người tiện theo dõi, đầu tiên là thay đổi hướng mục tiêu nhắm tới khu vực nào. Bạn truy cập như sau: Lưu lượng tìm kiếm -> Nhắm mục tiêu quốc tế -> Chọn Việt Nam (Nếu web của bạn dùng tiếng Việt) cuối cùng nhấn lưu.
Bước này bạn tìm đến Thu thập dữ liệu -> Tìm nạp như Google -> Tìm nạp và hiển thị. Sau đó bạn chờ một lát để google tìm nạp xong và nhấn yêu cầu lập chỉ mục để hoàn tất công việc tìm nạp.
Tạo và gửi file robots.txt
Vấn đề file robots.txt đầu tiên bạn cần tạo một file robots.txt với nội dung như sau, nhớ thay lại đường dẫn sitemap của bạn. file này phải nằm cùng thư mục với file wp-config.php, việc tạo file mới thì ở những bài viết trước mình đã có nói qua. Cho nên bạn cứ đi từng từng bước theo chuỗi seri này là có thể xây dựng được một website hoàn chỉnh với wordpress.
https://gist.github.com/leducson1/ff14cdbfc33f993a10bed0f049493a09
Vấn đề file robots.txt, cũng có khá nhiều vấn đề để nói. Có thể là mình sẽ dành riêng cho nó ở một bài viết khác. Vấn đề file robots.txt mình cũng đã nghiên cứu khá kỹ, và cũng đang dùng file robots.txt ở trên cho những website mà mình quản lý. Không ngoại trừ website mà bạn đang đọc. Để kiểm tra file robots.txt của một website nào bạn chỉ cần gõ đường dẫn + robots.txt. Ví dụ file robots.txt cua mình sẽ là: https://kenhkienthuc.info/robots.txt. Vì vậy tạm thời bạn cũng có thể dùng file robots.txt ở trên, sau này nếu có nhu cầu gì khác, như cần chặn file nào đó, chặn đường dẫn nào đó, hay chặn forder nào đó thì từ từ bạn có thể tìm hiểu thêm.
Bước tiếp theo bạn tiến hành gửi file robots.txt cho google. Bạn tích vào bộ kiểm robots.txt như hình ở trên và dán dán đoạn code phía trên vào và tiến hành gửi file. Phía dưới nó đang báo lỗi nhưng thực tế là không sao, bạn có thể kiểm tra lại đường dẫn sitemap của mình xem có bị gì không, và dán sitemap_index.xml xuống phần kiểm tra file và nhấn vào nút kiểm tra, nếu mọi thứ đều ok thì google webmastertool sẽ cập nhật lại trong một vài ngày tới. Lúc đó sẽ hết bị lỗi.
Gửi sơ đồ website
Bước này bạn cần nhấn vào tab sơ đồ trang web và dán đường dẫn sitemap_index.xml vào khung như hình ở dưới và tiến hành gửi sơ đồ.
Vậy là những việc cần làm nhất với google webmastertool cũng đã xong. Bây giờ bạn có thể cho phép mình giai lao một chút, hoặc có thể đọc tiếp những bài viết tiếp theo. Còn việc sơ đồ website của bạn sẽ chưa được google index ngay, mà phải chờ khoảng một vài ngày gì đó. Khi đã được index bạn sẽ thấy kiểu nó như hình phía dưới này:
Ngày cập nhật bài viết: 17/08/2020
Leave a Reply