Hiện nay Namecheap và Godaddy là 2 cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi mua tên miền. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân mình ưu ái namecheap hơn. Vì ưu điểm: giá thành rẻ hơn mà chất lượng dịch vụ cũng rất ổn định, hỗ trợ người dùng tốt, có live chat trực tiếp bất kể lúc nào bạn gặp vấn đề. Hầu hết những domain mà mình sở hữu hiện tại đều mua tại namecheap. Phí duy trì tên miền hàng năm tại namecheap cũng rẻ, tầm 11$ điều này rất thích hợp để gắn bó lâu dài. Chuyển qua, chuyển lại giữa các nhà cung cấp nó cũng khá phiền phức. Vì vậy để ổn định và lâu dài mình khuyên bạn nên mua tại namecheap.
Dưới đây là bảng giá tên miền namecheap bạn có thể tham khảo:
Tên miền | Giá |
.COM | $10.69/year |
.NET | $12.48/year |
.ORG | $12.48/year |
.INFO | $3.88/year |
.XYZ | $1/year |
.US | $3.88/year |
.tv | $24.99/year |
Với những ưu điểm vượt trội kể trên thì namecheap là sự lựa chọn tối ưu khi đăng ký tên miền:
[su_button url=”https://kenhkienthuc.info/domain-namecheap” target=”blank” background=”#2DB717″ size=”4″ icon_color=”#ffffff”]Click để đăng ký tên miền tại Namecheap[/su_button]
Hướng dẫn mua tên miền tại Namecheap.
Bạn nhấn vào nút đăng ký phía trên sau đó gõ tên miền mình muốn vào ví dụ ở đây mình điền tên là “demoshareuseful.com“. Bước tiếp theo click như trong hình (1) và (2).
Bước tiếp theo bạn cần chọn thời gian mua tên miền, namecheap có các gói từ 1 năm đến 5 năm. Cái này tùy theo chiến lược phát triển blog website của mỗi người, nếu mua thời gian lâu thì sẽ rẻ hơn được một chút. Sau khi đã chọn xong thời gian bạn nhấn Confirm Order để chuyển qua bước tiếp theo.
Ở bước này nếu bạn chưa đăng ký tài khoản thì namecheap sẽ yêu cầu bạn tạo một tài khoản mới như hình phía dưới, (nhớ đặt password phức tạp một chút và không lưu pass trên trình duyệt). Bạn lưu ý nên khai báo những thông tin thật chính xác với namecheap để tiện cho về sau.
Mặc dù Namecheap có tính năng bảo mật 2 lớp qua điện thoại điều này đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối. Nhưng cứ bảo mật được chừng nào thì tốt chừng ấy. Lưu ý thêm là email đăng ký nên được bảo mật 2 lớp bằng điện thoại để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh sử dụng những mail rác để đăng ký. Bạn đang đầu tư vào một việc nghiêm túc!
Điền xong những thông tin cần thiết bạn cần nhấn Create Account and Continue, và vào mail để xác nhận địa chỉ mail. Sau đó tiến hành đăng nhập để chuyển đến bước thanh toán, ở đây bạn có thể thanh toán qua paypal hoặc thanh toán trực tiếp bằng thẻ Visa, thẻ matercard.
Sau đó nhấn continue để hoàn thành, còn vài thao tác nhỏ phía sau chắc bạn có thể tự làm được, mình sẽ dừng bài hướng dẫn ở đây. Chỉ lưu ý thêm về việc nếu bạn dùng thẻ Visa bạn cần nhập 1 mã được gửi qua tin nhắn điện thoại của bạn. Hầu hết việc thanh toán online để an toàn đều sử OTP (one time password) password chỉ sử dụng một lần để đảm bảo an toàn.
Cập nhật bài viết: Vì chợt này ra ý định sẽ làm một chuỗi bài viết hướng dẫn chi tiết bạn từ khâu những thứ cần thiết để có một website đến khâu post những bài viết đầu tiên lên web. Nên mình đã mua một domain là “shareuseful.press” chỉ để phục vụ việc demo cho chuỗi bài viết này. Hi vọng những bài viết sẽ được bạn đọc đón nhận. Mình tiếp tục thôi!
Trong lần thanh toán này mình sẽ chọn phương thức thanh toán là Paypal, bạn có thể xem Hướng dẫn đăng ký Paypal. Nếu không muốn, bạn có thể thanh toán qua thẻ visa bình thường, cũng rất an toàn vì sử dụng (OTP – On time Password).
Như bạn thấy như hình, phí mua domain này là rất rẻ. Tuy nhiên phí để duy trì nó lại không hề rẻ chút nào. Cho nên lời khuyên ở đây là: Bạn nên chọn tên miền .com là tốt nhất, trường hợp bất khả kháng, tên miền .com đã bị người khác mua. Thì lúc đó bạn có thể nghĩ đến giải pháp thay thế là chọn tên miền .info, .net,…
Sau khi click nút Paypal để thanh toán thì giao diện đăng nhập Paypal sẽ hiện ra. Tại đây bạn cần điền email và pass đăng nhập paypal để thanh toán.
Sau khi login vào tài khoản Paypal bạn sẽ thấy màn hình hiển thị thế này: Bạn quan sát lại xem đã đúng số tiền chưa, nếu mọi thứ đều ổn thì nhấn continue để hoàn thành thanh toán.
Sau đó khoảng 1 vài phút sau bạn sẽ nhận được tin nhắn đã thanh toán với namecheap thông qua điện thoại. Màn hình đăng nhập namecheap sẽ như sau: (Một lưu ý nhỏ: Hiện tại rất nhiều nhà cung cấp host đã hỗ trợ ssl ->https:// cho nên bạn không cần mua ssl của namecheap nữa)
Kết luận:
Mình đã hướng dẫn bạn đăng ký tên miền với namecheap một nhà cung cấp tên miền uy tín, support tốt tận tình chuyên nghiệp mà mình rất tin tưởng. Nếu có thắc mắc gì liên quan bạn có thể để lại comment phía dưới bài viết, mình sẽ giải đáp trong khả năng.
Ngày cập nhật bài viết: 11/08/2020
Leave a Reply